Quy trình lập kế hoạch và triển khai bản vẽ BIM, đừng bỏ lỡ!
Triển khai bản vẽ BIM quan trọng như thế nào đối với các dự án trong lĩnh vực xây dựng áp dụng? Quy trình lập bản kế hoạch thực hiện như thế nào? Những nội dung có trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này. Vì thế, nếu đang quan tâm […]
Triển khai bản vẽ BIM quan trọng như thế nào đối với các dự án trong lĩnh vực xây dựng áp dụng? Quy trình lập bản kế hoạch thực hiện như thế nào? Những nội dung có trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này. Vì thế, nếu đang quan tâm và tìm hiểu, bạn đừng vội lướt qua.
Contents
- 1 Tổng quan về triển khai kế hoạch BIM
- 2 Quy trình lập bản kế hoạch và triển khai bản vẽ BIM
- 2.1 Thông tin và mục tiêu BIM của dự án
- 2.2 Sơ đồ tổ chức, người liên hệ và đội ngũ dự án
- 2.3 Vai trò, trách nhiệm của bên liên quan
- 2.4 CDE – môi trường dữ liệu chung
- 2.5 LOD – mức độ phát triển thông tin của dự án
- 2.6 Quy trình phối hợp BIM
- 2.7 Thiết lập mốc thời gian chính, quy ước đặt tên, phần mềm công cụ của dự án
- 2.8 Lịch họp BIM
Tổng quan về triển khai kế hoạch BIM
Xem thêm:
- Tìm hiểu thách thức và lợi ích của quản lý chi phí BIM 5D
- 6 giai đoạn trong quy trình phát triển hệ thống thông tin công trình
Triển khai kế hoạch BIM được sử dụng để hỗ trợ bản kế hoạch triển khai BIM cho một hoặc các dự án có áp dụng công nghệ này. Mục đích là để đảm bảo tính nhất quán trong việc các bên liên quan triển khai.
Kế hoạch triển khai bản vẽ BIM có mục đích là đảm bảo tính nhất quán trong việc các bên liên quan triển khai
Đồng thời cho phép các nhóm dự án nắm bắt được mốc thời gian hoàn thành lượng công việc được yêu cầu. Giúp đội ngũ thành viên dự án hiểu được quá trình dữ liệu được chia sẻ, công cụ, phần mềm cần dùng cho dự án,…
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có một file BIM mẫu để điền thông tin dựa trên các yêu cầu cho dự án. Mỗi dự án sẽ có bản kế hoạch triển khai BIM khác nhau, không cố định giống như tiêu chuẩn một file động có thể chỉnh sửa linh hoạt.
Quy trình lập bản kế hoạch và triển khai bản vẽ BIM
Sau đây là các bước quy trình lập bản kế hoạch và triển khai bản vẽ BIM một cách chi tiết, mời bạn tham khảo:
Thông tin và mục tiêu BIM của dự án
Thông tin dự án là tất cả những thông tin cơ bản nhất của dự án như: Tên, mã dự án, mô tả, chủ đầu tư, vị trí dự án, đơn vị tư vấn – xây dựng, ngân sách, phạm vi công việc,… Nhằm cung cấp cho đối tượng người mới vào dự án có được cái nhìn tổng quan nhất.
Thông tin chi tiết của dự án giúp đối tượng mới vào có được cái nhìn tổng quan nhất
Tùy thuộc vào từng dự án và năng lực BIM của chủ đầu tư, thông thường sẽ có một số mục tiêu như: Cải thiện khả năng phối hợp 3D của các bộ môn(kết cấu, kiến trúc, điện, nước,…), phát hiện và xử lý xung đột, cải thiện tính nhất quán và chính xác của thiết kế, diễn họa trình tự thi công,…
Sơ đồ tổ chức, người liên hệ và đội ngũ dự án
Mỗi kế hoạch triển khai bản vẽ BIM đều có một sơ đồ tổ chức dự án chi tiết và tổng thể. Mục đích là để có thể hình dung đội ngũ, đơn vị tham gia vào quy trình BIM dự án một cách dễ dàng.
Ngoài ra, bản kế hoạch triển khai BUM còn phải chứa những thông tin liên hệ của các cá nhân(chức danh, đơn vị, số điện thoại, email) chịu trách nhiệm phần của họ trong dự án.
Những thông tin này rất quan trọng vì khi bạn có bất cứ thắc mắc nào. Bạn có thể tra cứu thông tin trong sơ đồ tổ chức để liên hệ riêng với các bên liên quan thay vì chờ đến cuộc họp phối hợp.
Vai trò, trách nhiệm của bên liên quan
Sự rõ ràng trong việc phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ cho các thành viên là một trong những yếu tố quan trọng. Giúp việc áp dụng BIM vào dự án xây dựng có thể đẩy nhanh tiến độ, giảm bớt thời gian lãng phí.
Phân chia trách nhiệm rõ ràng giúp việc áp dụng BIM đẩy nhanh tiến độ, giảm thời gian lãng phí
Thực tế, tùy vào đặc thù của dự án, tổ chức có áp dụng bản vẽ BIM sẽ có rất nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, có 4 vị trí chủ chốt của đội ngũ nhân lực BIM là: BIM Manager, BIM Lead, BIM Coordinator, BIM Modeler.
Tuy nhiên, trong một công ty, tổ chức không nhất thiết phải cùng tồn tại cả 4 vị trí này. Có nhiều doanh nghiệp chỉ có BIM Manager, BIM Modelers trong nhóm BIM. Bên cạnh đó cũng có những công ty có thêm nhiều vị trí khác trong đội hình như: Digital Design Manager, R&D Manager,…
CDE – môi trường dữ liệu chung
CDE – môi trường dữ liệu chung là một yếu tố không thể thiếu trong kế hoạch triển khai bản vẽ BIM. Đây là nơi thu thập, lưu trữ quản lý cũng như phân phối dữ liệu, thông tin được các bên tham gia dự án tạo ra.
CDE sẽ tùy vào quy mô dự án và năng lực BIM của các đơn vị nên có thể khác nhau. Tuy nhiên, một CDE đúng nghĩa phải là một nền tảng đi xuyên suốt vòng đời thi công/thiết kế hoặc cả một dự án. Như vậy môi trường dữ liệu chung mới phát huy được hết tác dụng của mình.
LOD – mức độ phát triển thông tin của dự án
Việc xác định LOD có ảnh hưởng rất lớn đến dự án như: Tiến độ thực hiện, đội ngũ nhân lực để triển khai, cấu hình máy tính,…
Xác định LOD có ảnh hưởng lớn đến dự án như: Đội ngũ nhân lực triển khai, tiến độ thực hiện,…
Do đó, mức độ phát triển thông tin LOD phải được quy định rõ ràng, đáp ứng nhu cầu khai thác mô hình BIM của chủ dự án để tránh những tranh chấp về sau.
Quy trình phối hợp BIM
Tùy thuộc vào loại hình dự án, đơn vị triển khai sẽ có quy trình phối hợp BIM khác nhau. Theo đó, mỗi bộ môn phải tự phát hiện xung đột rồi xem xét để báo cáo, giải quyết các vấn đề về mô hình trước khi được đưa lên CDE.
Thông thường, các mô hình được tải lên môi trường dữ liệu chung giữa các bộ môn trong dự án đều được diễn ra 2 tuần/1 lần trước thời hạn quy định trong lịch phối hợp BIM.
Thiết lập mốc thời gian chính, quy ước đặt tên, phần mềm công cụ của dự án
Yếu tố này cho phép mỗi nhóm dự án thiết lập lịch trình công việc để đáp ứng tiến độ của dự án tổng thể. Nếu những mốc thời gian này cần phải thay đổi có thể chỉnh sửa được.
Cần thiết lập mốc thời gian chính, quy ước đặt tên, phần mềm công cụ của dự án
Bên cạnh đó, quy ước đặt tên cho dự án dù đơn giản nhưng cũng rất quan trọng. Các thông tin trong việc triển khai bản vẽ BIM cần có một quy tắc đặt tên rõ ràng, cụ thể để có được sự đồng bộ từ các bên tham gia.
Ngoài ra, để các đơn vị cộng tác với nhau trên một dự án BIM đòi hỏi họ phải cùng làm việc trên cùng một nền tảng về phiên bản phần mềm được chỉ định cụ thể cho mỗi dự án.
Lịch họp BIM
Dự án sẽ bắt đầu thông qua một cuộc họp khởi động BIM để thiết lập, xem xét mọi thông tin cần thiết có trong kế hoạch triển khai BIM với sự tham gia của các thành viên trong dự án.
Cuộc họp này sẽ nêu ra quy trình để hợp tác trong suốt thời gian của dự án. Đồng thời bàn về vai trò, trách nhiệm của các bên và thống nhất về yêu cầu về các mô hình BIM bàn giao.
Trên đây là những thông tin chia sẻ quy trình lập kế hoạch và triển khai bản vẽ BIM. Bạn đừng quên theo dõi PCONE để tham khảo nhiều bài viết bổ ích khác ngay hôm nay!